专业原创句子网站!

当前位置:首页>热点 > 本文内容

Chuyện người dân ở biên giới Thanh Hoá xuất ngoại

发布时间:2024-10-23 16:16:53<源自:高蹈远举网作者:p

Sau 7 giờ đồng hồ xuất phát từ thành phố Thanh Hoá,ệnngườidânởbiêngiớiThanhHoáxuấtngoạ men theo những cung đường uốn lượn, khúc khửu, chúng tôi có mặt khu vực biên giới huyện Mường Lát. Khác với khung cảnh núi rừng hoang vắng, bản Pùng, xã Quang Chiểu hiện lên trong sự ngỡ ngàng. Những ngôi nhà cao tầng khang trang, xen lẫn màu xanh của núi rừng - chúng tôi gọi là “Phố người Thái” nơi biên giới.

Trong ngôi nhà 2 tầng khang trang vừa hoàn thiện, với trị giá hơn 1 tỷ đồng, anh Lò Văn Chứng (người dân tộc Thái) ở bản Pùng chưa bao giờ dám nghĩ, cuộc đời có thể làm được ngôi nhà như thế, nếu không đi lao động ở Hàn Quốc. Hiện anh đang làm thủ tục, thi tuyển để được trở lại Hàn Quốc lần 2.

“Đầu tiên đi cũng bỡ ngỡ, nhất là bất đồng ngôn ngữ, áp lực nhiều, thì phải cố gắng từng ngày. Họ bảo gì làm nấy, dù không hiểu hết ý thì đoán ý họ. Làm lương thật thì được nhiều, nhưng phải gửi về nuôi vợ con, gia đình, tiết kiệm được ít”, anh Lò Văn Chứng nói.

Không khó để tìm gặp những gia đình ở biên giới Mường Lát “đổi đời” nhờ có người đi xuất khẩu lao động. Đáng nói hơn, nhiều hộ trong số đó, từng là hộ nghèo “bền vững” nhiều đời như: gia đình anh Hà Văn Bình, Hà Văn Tuấn, hay bà Vi Thị Tuần… Bà Vi Thị Tuần (người dân tộc Thái có 2 con đi lao động xuất khẩu) không nói được tiếng phổ thông, nhưng trong câu chuyện với chúng tôi bà vẫn nhắc nhiều lần về con số 1,7 tỷ đồng – số tiền gia đình bà vừa chi để làm căn nhà 2 tầng khang trang.

“Không có con đi xuất khẩu lao động thì không bao giờ chúng tôi dám mơ đến ngôi nhà khang trang như thế này. Trước đây cuộc sống chủ yếu là làm nương rẫy, vất vả mà không đủ ăn”, bà Tuần cho hay.

Anh Hà Văn Phiêng, cán bộ chính sách, phụ trách tuyên truyền lao động xuất khẩu xã Quang Chiểu lật từng trang sổ, đặt bút tính rồi khẳng định “ở vùng biên này không làm gì mà thoát nghèo, vươn lên khá giả nhanh như đi xuất khẩu lao động”. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Chiểu khoảng 78%, vậy mà đến năm 2023 còn 26%. Trong khi cả xã không có nghề phụ, ngoài mấy sào ruộng  nương. Nguồn thu trông chờ vào 245 người đang lao động ở nước ngoài như: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản… mỗi năm gửi về cho gia đình hàng chục tỉ đồng, nhiều hộ khá giả trông thấy.

“Đất đai càng ngày càng ít, trên địa bàn không có doanh nghiệp nào tạo công ăn việc làm cho bà con, rất vất vả. Anh thấy đấy, có sự thay đổi rõ rệt, một trời một vực, đi nước ngoài có thể gửi về 20-30 tiệu đồng/tháng. Những cái nhà đẹp thế này hầu như có con em đi nước ngoài”, anh Hà Văn Phiêng cho biết.

Với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xuất khẩu lao động được xem là cứu cánh đối với người dân miền núi ở Mường Lát. Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho hay, để chủ trương xuất khẩu lao động đem lại hiệu quả, chính quyền, ngành chức năng của huyện thường xuyên tuyên truyền, thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài, nhờ đó số người đi xuất khẩu lao động tăng lên từng năm.

“Chỉ tiêu xuất khẩu lao động tỉnh giao năm nào cũng vượt, ví dụ năm 2022 tỉnh giao 50 người mà huyện Mường Lát xuất khẩu vượt 200 người. Huyện đẩy mạnh tuyên truyền, tạo điều kiện doanh nghiệp và tuyên truyền cho bà con biết chủ trương xuất khẩu, nguồn thu nhập để bà con đăng ký tham gia. Mấy năm nay Mường Lát có nhiều người đi rồi và đều gửi tiền về”, ông Nguyễn Văn Bình chia sẻ.

 Người dân tại địa phương đi xuất khẩu lao động chủ yếu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Ước tính mỗi năm số tiền mà lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn huyện Mường Lát gửi về khoảng 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lao động này chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, Mường, chưa có sự tham gia của người Mông.

欢迎分享转载→ Chuyện người dân ở biên giới Thanh Hoá xuất ngoại

© 2018-2020 - 高蹈远举网-版权所有 备案号:

高蹈远举网网站主要提供经典励志的好句子分享,文章句子段落来源网络整理和网友提供,如有侵权,请联系删除。