您当前的位置:首页 > 探索

Xóm nghề ở TPHCM ‘chuộng’ người già, thợ trẻ nhất cũng ở tuổi U60

发布时间:2024-10-23 07:15:26
Xóm nghề từng là nơi kiếm kế sinh nhai của hàng nghìn hộ dân giữa lòng TPHCM giờ đây chỉ còn là lựa chọn của những người lớn tuổi. Thợ theo nghề trẻ nhất ở đây cũng đã U60.

Xóm làm nghề chổi đót truyền thống ở TPHCM trước nguy cơ lụi tàn trong tương lai gần. Clip: Hà Nguyễn

Xóm chổi đót cuối cùng

Xen lẫn thanh âm ồn ào của phố thị,ómnghềởTPHCMchuộngngườigiàthợtrẻnhấtcũngởtuổ con hẻm 180 Phạm Phú Thứ (quận 6, TPHCM) vang vang tiếng dao chặt đều tay trên thớt gỗ. Đó là tiếng tề lưỡi chổi đót từ những hộ dân làm chổi đót cuối cùng của thành phố.

Những người làm nghề lâu năm cho biết, nghề bó chổi đót xuất hiện ở TPHCM vào khoảng đầu thập niên 1960. Những người làm nghề đầu tiên vốn là dân miền Trung vào TPHCM lập nghiệp.

Tại đây, họ tập trung thành từng nhóm quanh chợ Bình Tiên, đường Phạm Phú Thứ và đường Phạm Văn Chí. Ông Phạm Văn Trung, 55 tuổi, theo nghề làm chổi đót từ năm 8 tuổi cho biết: “Trước đây, khu vực này toàn ao, ruộng sình lầy.

W-xom-nghe-1.JPG.jpg
Ông Trung cho biết, trước đây làng có hàng nghìn hộ theo nghề. Ảnh: Hà Nguyễn

Người dân chỉ biết cắt rau muống đem bán để mưu sinh. Sau này, có người nghĩ ra cách bó chổi bằng bông cây đót. Thấy chổi bán được, mọi người cùng làm rồi dạy nhau trở thành làng chổi đót đông đúc.

Lúc thịnh nhất, làng nghề có đến hàng nghìn hộ làm và bán chổi đót. Làng nghề có nhiều người làm đến nỗi hẻm không còn lối đi vì nhà nhà dựng trụ, giăng dây kẽm để bện chổi. Chổi thành phẩm được chất khắp nơi".

Làng chổi đót hầu như không có sự xuất hiện của máy móc. Tất cả các công đoạn đều được người thợ làm bằng chính đôi tay và kinh nghiệm của mình.

W-xom-nghe-2.JPG.jpg
Thời điểm ấy, người người, nhà nhà chăng dây bó chổi. Ảnh: Hà Nguyễn

Nguyên liệu chính làm chổi là cây đót, được thu mua từ các tỉnh Tây Nguyên như: Kon Tum, Gia Lai… Để hoàn thành cây chổi, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn như: Xé đọt, buộc lọn, bện lưỡi, vào cán, tề lưỡi.

Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người thợ phải khéo léo, có kỹ thuật. Nếu như xé đọt phải nhanh, chính xác, đẹp thì khâu buộc lọn lại đòi hỏi sự chính xác cao để các lọn khi buộc xong tương đồng về hình dáng, trọng lượng, kích thước. 

Bà Huỳnh Thị Kim Thảnh (63 tuổi, người làm chổi đót từ nhỏ) cho biết: “Trong các công đoạn, bện lưỡi chổi là khâu khó nhất. Bởi công đoạn này quyết định trực tiếp đến độ chắc chắn, tính thẩm mĩ của cây chổi đót.

Thợ làm lâu năm, có kinh nghiệm sẽ bện được lưỡi chổi đều. Giữa các lọn chổi không có khe hở, đường dây đan thẳng, đều không méo, không chỗ thưa, chỗ chặt cầm lên thấy chắc chắn. Ngược lại, chổi cho cảm giác lỏng lẻo, méo mó”.

W-xom-nghe-3.JPG.jpg
Hiện nghề đã mai một dần. Ảnh: Hà Nguyễn

Chủ yếu làm thủ công, nhưng công việc này cũng có ít nhiều cực nhọc, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe người làm. Ngoài việc phải trực tiếp tiếp xúc với lớp bụi dày đặc bay ra từ bông đót, người thợ còn bị dây kẽm cắt, đâm vào tay…

Chỉ còn người già theo nghề

Mỗi cây chổi đót hiện có giá bán từ 20.000 - 40.000 đồng. Tuy vậy, những năm trở lại đây, làng nghề chổi đót tại TPHCM bị cạnh tranh khốc liệt bởi hàng sản xuất tại các tỉnh miền Trung và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cực nhọc nhưng thu nhập thấp, bị cạnh tranh khốc liệt khiến làng nghề chổi đót truyền thống ở TPHCM bị thu hẹp, mai một dần theo thời gian. Hiện, nơi đây chỉ còn khoảng 5-10 hộ cố gắng duy trì nghề truyền thống của gia đình.

W-xom-nghe-5.JPG.jpg
Làng giờ còn vài hộ theo nghề. Ảnh: Hà Nguyễn

Đáng buồn hơn, xóm nghề không còn lớp thợ trẻ kế cận. Những người đang làm việc tại các cơ sở bện chổi đót thủ công đều đã có tuổi. Thợ trẻ nhất cũng đã bước vào tuổi U60.

Ông Trang Đức Anh (52 tuổi, chủ hộ làm chổi đót theo phương pháp truyền thống) buồn bã cho biết, làm nghề hơn 40 năm nhưng chưa bao giờ ông buồn như bây giờ. Ngoài việc bị cạnh tranh khốc liệt, thu nhập chạm đáy, nghề truyền thống cũng bị lớp trẻ “ngoảnh mặt”.

Ông tâm sự: “Tôi còn làm là vì muốn gìn giữ nghề truyền thống của ông bà. Bây giờ không còn ai muốn theo nghề nữa. Đến khi lớp người như chúng tôi nằm xuống, cái nghề truyền thống này sẽ lụi tàn.

Các em, các cháu chê nghề này vừa bụi bặm, vừa cực, lại thu nhập thấp. Ngay cả con, cháu ruột của tôi cũng bỏ nghề. Bây giờ cả xóm chỉ có người già mới làm nghề này. Người trẻ nhất cũng đã ngoài 50 tuổi rồi”.

W-xom-nghe-6.JPG.jpg
Bà Thảnh cho biết, bây giờ xóm nghề chỉ toàn người già. Ảnh: Hà Nguyễn

Cùng tâm trạng, ông Trần Thanh Hoàng, thợ bện chổi bằng tay ở cơ sở do ông Anh làm chủ, cho biết trước đây cũng đào tạo được một số thợ trẻ. Tuy nhiên sau một thời gian, thợ trẻ đều bỏ nghề để tìm công việc khác.

Trong khi đó, dù theo nghề từ năm 8 tuổi nhưng vì áp lực kinh tế, ông Phạm Văn Trung cũng sớm dừng lại để tìm việc khác. Sau này, khi đã có tuổi, kinh tế ổn định, ông mới quay lại làm để gìn giữ nghề truyền thống của gia đình.

Cũng như ông Trung, vợ chồng bà Huỳnh Thị Kim Thảnh cũng cố gắng giữ nghề cho đến khi không còn đủ sức. Bà Thảnh nhận định, nghề làm chổi đót truyền thống tại đây lụi tàn như một điều tất yếu.

W-xom-nghe-7.JPG.jpg
Nghề truyền thống bị lớp trẻ "quay lưng, bỏ rơi". Ảnh: Hà Nguyễn

Bà nói: “Công việc này thường ế từ đầu năm đến cuối năm. Nghề chỉ thực sự có thu nhập vào những ngày giáp Tết.

Đã thế, vào mùa mưa, công việc cũng gần như đình trệ. Ngày thường, những người như chúng tôi dẫu có làm thì cũng chỉ cầm chừng thôi. Một số nhà có thể làm chổi để xuất khẩu nhưng số lượng cũng rất ít.

Vất vả, bấp bênh nhưng thu nhập không tốt, nên lớp trẻ không theo nghề là điều dễ hiểu. Hiện, có thể nói đây là nghề của người già. Như gia đình tôi, chỉ có vợ chồng tôi theo nghề.

Một phần là do tôi đã làm công việc này từ nhỏ nên quen tay. Phần khác, tôi muốn gìn giữ nghề truyền thống của gia đình được lúc nào hay lúc đó, nên dẫu đau lưng, ngứa mắt vì bụi đót, vợ chồng tôi vẫn cố gắng làm”.

Thợ kim hoàn Thái Bình tiết lộ điều đặc biệt ở làng nghề gần 600 năm tuổi

Thợ kim hoàn Thái Bình tiết lộ điều đặc biệt ở làng nghề gần 600 năm tuổi

Làng chạm bạc Ðồng Xâm (Thái Bình) có bề dày lịch sử gần 600 năm. Đây cũng là một trong ba làng nghề kim hoàn truyền thống nổi tiếng bậc nhất miền Bắc nước ta.45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.Người đàn ông ở Bắc Ninh đam mê làm nghề không lo thất nghiệp, hiếm có ai theo

Người đàn ông ở Bắc Ninh đam mê làm nghề không lo thất nghiệp, hiếm có ai theo

Theo chia sẻ của anh Thạo, làm nghề này không bao giờ sợ ‘thất nghiệp’ vì hiện tại trên cả nước những người làm nghề khắc mộc bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.
声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
1
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 7 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • pipe lines游戏下载
  • 机动车尾气遥感监测系统 “上岗”一年处罚黑烟车666辆次
  • 市领导走访慰问快递行业一线员工
  • 中考志愿填报将于7月3日开始
  • 百度版混斗女神战纪下载
  • 增进民生福祉 提升幸福指数
  • 【榜样】同心共筑振兴路
  • 全市开展安全生产大检查
  • 百度一个人的江湖游戏下载
  • “三品”行动助推我市消费品工业高质量发展
  • 相关文章
    热门点击
  • 预言者育成学园中文版下载
  • 我市公路通车里程居全省第一
  • 我市共青团系统发出号令:当好“五员”为疫情防控贡献青春力量
  • 全市交通部门积极做好台风“烟花”防御
  • 三国志2017百度版下载
  • 我市发布民营企业行业排序榜单
  • 我市命名第五批民主法治示范村(社区)
  • 快速对区域VOCs污染画像和企业污染画像 我市开展“夏病冬治”专项走航行动
  • 绯红之心2中文版下载
  • 市领导赴霍邱开展巡河调研
  • 标签云
    雷霆战争手游百度版下载  市六届人大一次会议计划和预算审查委员会举行第二次会议  【以人民为中心】方业涛:把村民装在心中  我市大力实施“兴水生态”工程  与犬耳美少女的共同生活手游下载  我市首次运用小程序开展线上招聘  一技傍身 就业有路  我市大力实施“兴水生态”工程  我是大大侠破解版下载  合六叶高速改扩建项目完成第一次主线交通导改  安徽首台移动式大型数控龙门加工中心交付使用  我市全力做好长江禁捕工作  混乱大枪战2中文版下载  踏着瑞雪赴两会 履职尽责建良言  “守初心 强四力” 主题活动走进天长  激发科技创新热情 助推工业高质量发展  暗黑黎明乐道官方下载  我市持续加强销售“一退两抗”药品专项检查  全市稻渔综合种养面积达115万亩  2020年度安徽经济好新闻评选揭晓  倩女幽魂8868版本下载  我市全力保障台风期间生活必需品市场供应  弘扬道德风尚 传播文明新风  郭强赴六安市调研宣传思想文化工作  果冻塔防中文版破解版下载  陈家本主持召开市政协党组会议  淮河两岸一家亲,六安“红”推介团走进阜阳!  【以人民为中心】“创城为民,创城靠民,创城利民”  大秦之帝国崛起九游版下载  大数据助力我市大气污染防治  我市举办传统武术比赛暨健身气功站点联赛  我市开展民生领域 “四费”突出问题专项整治  口袋风暴大乱斗手机版  市六届人大一次会议议案审查委员会主任委员、副主任委员、委员名单  国内首座兆瓦级氢能电站首台机组在六安并网发电  六安市12月将2020年度退休人员基本养老金发放到位  跳舞的线远古版1.0.0下载  不断开创市直机关党建工作新局面  我市规范人力资源市场秩序助复工复产  我市6家企业3个组织 获“食安安徽”品牌认证 
    高蹈远举网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |