Phổ cập điện thoại thông minh cho người trưởng thành ở Bắc Kạn

 

Việc phổ cập các loại điện thoại thông minh được cài đặt,ổcậpđiệnthoạithôngminhchongườitrưởngthànhởBắcKạ cập nhật đầy đủ các tính năng, ứng dụng cơ bản, đáp ứng tra cứu thông tin liên lạc nhanh chóng và trực quan; cập nhật thông tin, sử dụng làm phương tiện thanh toán trực tuyến tiện lợi, làm phương tiện học tập và làm việc từ xa hiệu quả và sử dụng được dịch vụ 3G/4G đang được triển khai ở Bắc Kạn.

Đối tượng hỗ trợ sẽ ưu tiên theo thứ tự đối với các hộ diện hộ nghèo, cận nghèo thuộc 8 xã, phường gồm phường Sông Cầu (thành phố Bắc Kạn), xã Quang Thuận (huyện Bạch Thông), Thượng Giáo (huyện Ba Bể), Nghĩa Tá (huyện Chợ Đồn), Như Cố (huyện Chợ Mới), Đức Vân (huyện Ngân Sơn), Côn Minh (huyện Na Rì) và xã Giáo Hiệu (huyện Pác Nặm).

Chương trình đặt mục tiêu 100% người dân từ đủ 18 tuổi trở lên sinh sống tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số có điện thoại thông minh để sử dụng. Để cụ thể hóa mục tiêu này, UBND tỉnh Bắc Kạn giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức đợt cao điểm quyên góp ủng hộ cho Chương trình.

"UBND tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức Lễ phát động quyên góp, ủng hộ để hỗ trợ điện thoại cho người dân, trước mắt là của 8 xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm số của năm 2023 và chương trình hỗ trợ quyên góp, ủng hộ thì sẽ tổ chức triển khai trong cả năm 2023. Sở Thông tin và Truyền thông với trách nhiệm là cơ quan tham mưu thì cũng đã tham mưu UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cho UBND huyện và các xã có phương án để tiếp nhận điện thoại và kinh phí hỗ trợ để phổ cập cái điện thoại cho người dân theo đúng kế hoạch đề ra", ông Hoàng Văn Thiên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn cho biết.

Theo thống kê, hiện trên 8 địa bàn thí điểm chuyển đổi số còn hơn 4.000 người trong độ tuổi trưởng thành chưa có điện thoại thông minh. Do đó, Chương trình sẽ giúp người dân trong độ tuổi trưởng thành nói chung và các hộ gia đình nói riêng đang sinh sống tại 8 xã, phường thực hiện thí điểm chuyển đổi số có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với các ứng dụng về thông tin và khoa học công nghệ, góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, định danh điện tử… từng bước hình thành “xã hội số”, “công dân số” cũng như đáp ứng Chương trình chuyển đổi số Quốc gia.

原创文章,高蹈远举网,如若转载,请注明出处:http://naschi.cn/news/581e998687.html