专业原创句子网站!

当前位置:首页>休闲 > 本文内容

Chiếc áo ấm trong bảo tàng và kỷ niệm mối tình đầu

发布时间:2024-10-23 14:34:04<源自:高蹈远举网作者:vamci

Đến thăm Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên,ếcáoấmtrongbảotàngvàkỷniệmmốitìnhđầ mỗi kỉ vật ở đây là một câu chuyện cảm động về chiến tranh, về tình người. Trong đó, có câu chuyện về chiếc áo ấm đã bị bom đạn làm rách hai lỗ thủng trên vai của Cựu thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội 915 anh hùng đã tặng cho Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên.

Cựu TNXP Bùi Thị Loan, dân tộc Tày, ở Bản Lắc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Dáng người nhỏ bé, tuổi đã cao nhưng bà còn nhanh nhẹn  và hoạt bát.

Bà vẫn nhớ như in những ngày năm 1972. Ngày ấy, Bùi Thị Loan cùng các chị em trong Đại đội TNXP 915 lấp hố bom, mở đường giao thông huyết mạch Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B và các đường sắt Kép - Lưu Xá, Quán Triều - Hà Nội. Ở đó, bà gặp được mối tình đầu, qua khói bom lửa đạn sau này nên duyên vợ chồng.

Khi đơn vị đang làm đường ở Trại Cau, chị Trần Thị Mai, quê ở Tiên Lãng, Đại Từ, Thái Nguyên tinh nghịch nhất đại đội và biết lái xe hay đùa ở đây có bom, ra hiệu đoàn cho xe dừng lại rồi trèo lên một chiếc xe nổ đi khoảng trăm mét mới dừng. Các anh bộ đội thường đem lương khô phần của mình chia cho chị em thanh niên xung phong làm đường, tặng những món quà nhỏ làm kỉ niệm. Cũng chính nơi này, bà Loan đã gặp mối tình đầu của mình.

"Ông tên là Hoàng Mạnh Thạch, là lái xe đem súng đạn lương khô vào chiến trường. Ông ấy người Tày Cao Bằng, ở xóm Lũng Mò, xã Đào Ngạn, Hà Quảng. Xe qua thì trêu nhau ghê lắm, rồi yêu nhau. Nhưng hồi đó, đơn vị quán triệt nghiêm ngặt, chuyện yêu đương không được phép nên cứ giấu trong lòng thôi", bà Loan bùi ngùi nhớ lại.

Thấy cô thanh niên xung phong nhỏ nhắn làm đường trong giá rét, người chiến sỹ lái xe ấy đã cởi ngay chiếc áo ấm của mình tặng rồi lại lên đường chở lương thực, súng đạn ra tiền tuyến. Hai người chia tay nhau, ông đi giải phóng Quảng Trị, Lộc Ninh... và công tác mãi đến năm 1977 mới trở ra miền Bắc. Bà Loan mặc chiếc áo ấy vác lương, tải đạn, mở đường. Hơi ấm tình yêu như sưởi ấm cho bà, bất chấp những ngày giá rét hay khói lửa đạn bom khét lẹt trên những cung đường.

Khi Mỹ mở chiến dịch tập kích máy bay B52 cuối tháng 12/1972, tại ga Lưu Xá còn tồn đọng hàng vạn tấn hàng hóa quốc phòng đang rất cần cho chiến trường. Đêm 24 tháng 12 năm 1972, khi đang bốc dỡ hàng hóa tại ga Lưu Xá, Mỹ mở cuộc tập kích bất ngờ, 60 đội viên Đại đội TNXP 915 và 2 cán bộ kho lương thực đã anh dũng hi sinh. Trong số những đội viên Đại đội 915 bị thương và sống sót, bà Bùi Thị Loan là trường hợp hi hữu nhất. Sau khi đào bới và đưa bà ra khỏi đống bê tông đổ nát, mọi người thấy bà ngừng thở nên nghĩ rằng đã hy sinh và chuyển vào khu Nghĩa trang Dốc Lim để mai táng. Hôm sau, mọi người phát hiện môi bà còn động đậy, liền đưa đi cấp cứu... Bà bảo có lẽ chiếc áo người yêu tặng cho bà đã giúp bà qua mưa bom bão đạn. Sau đợt đó, dù được đi học, đi làm, nhưng vết thương tái phát, bà không được tỉnh táo, thường bỏ đi lang thang. Ông Thạch khi trở về đã cất công đi tìm.

"Ông ấy tìm đến đơn vị, một Loan đã hi sinh, một Loan bị tâm thần, khi lên cơn đã trốn viện bỏ đi lang thang. Người ta kể lại khi tôi bị điên, mặc quần áo rách rưới, nhặt cơm rơi ăn, đi lang thang, ai cho ai thì ăn nấy, bị câm, lang thang tận Bạch Thông Bắc Kạn, trẻ chăn trâu thấy ở trên đồi. Khi ông ấy ngỏ lời lấy tôi, tôi bảo rằng bây giờ em bị thương, không còn nguyên vẹn nữa, sẽ không lấy chồng. Ông bảo: Bây giờ còn chiếc áo này trước anh thấy em làm đường dưới trời đông lạnh đã dành cho em, em còn giữ được không? Tôi bảo giờ vẫn còn, nhưng khi bị thương ở Lưu Xá đã bị rách ở vai. Em vẫn cất để kỷ niệm, không mặc nữa", bà Loan kể lại.

Năm 1976, bà Bùi Thị Loan và ông Hoàng Mạnh Thạch nên duyên vợ chồng. Tình yêu và sự chăm sóc của ông khiến bà trở lại mạnh khỏe, tỉnh táo trở lại. Năm 1981, họ đón đứa con đầu lòng. Ông Thạch lúc thì công tác tận huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, lúc thì về Bộ tư lệnh Thiết giáp ở Tam Dương Vĩnh Phú (cũ) còn bà Loan làm ở xí nghiệp Phốt phát Lam Sơn huyện Hòa An, Cao Bằng. Trong cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979, hai vợ chồng bà lại tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, cả hai cùng bị thương. Ba lần bị bom đạn không chết. Bà Loan được mọi người đặt cho biệt danh là "Loan dai".

Hiện giờ, bốn người con của bà đã thành đạt. Ông Thạch cũng không còn. Trước khi mất, ông dặn: Bà có thể cho, bán tất cả mọi thứ trong nhà, nhưng chiếc áo của thời TNXP thì không được để mất. Dù đắn đo nhiều nhưng bà Loan vẫn quyết định gửi gắm cho Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên các kỷ vật cá nhân, gồm: Vỏ chăn, chậu nhôm, đôi dép cao su và chiếc áo ấm. Bà Loan đã cất giữ số kỷ vật hiếm hoi của thời trẻ trung đầy máu lửa trong chiếc hòm gỗ từ hơn 40 năm nay.

Ông Dương Văn Mưu, cán bộ Trung tâm Chính trị huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên khi đến thăm Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên cảm nhận: "Khi đến với khu di tích tưởng niệm Đại đội TNXP 915 Bắc Thái, tôi cảm thấy rất tự hào về các thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu, tuổi xuân, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Tôi nghĩ rằng đây sẽ là địa chỉ đỏ giáo dục lòng yêu nước cho mọi người. Mỗi hiện vật, tư liệu được sưu tầm tái hiện lại giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về một thời máu lửa".

Nhiều du khách đến thăm bảo tàng khi được nghe kể về câu chuyện chiếc áo ấm và kỷ niệm mối tình đầu của ông bà không khỏi xúc động. Chiếc áo ấm bạc phếch, kỷ niệm mối tình đầu của ông bà bị 2 vết thủng trên vai phải như là minh chứng lòng quả cảm, hy sinh của những đội viên TNXP Đại đội 915 Anh hùng và một câu chuyện tình đẹp thời chiến tranh khói lửa đã qua./.

欢迎分享转载→ Chiếc áo ấm trong bảo tàng và kỷ niệm mối tình đầu

© 2018-2020 - 高蹈远举网-版权所有 备案号:

高蹈远举网网站主要提供经典励志的好句子分享,文章句子段落来源网络整理和网友提供,如有侵权,请联系删除。