您当前的位置:首页 > 热点

Đưa con lên núi, cắm bản "trồng người"

发布时间:2024-10-23 06:22:35

 

Ở tỉnh Quảng Bình,Đưaconlênnúicắmbảnquottrồngngườ giáo viên cắm bản “trồng người” ở vùng biên giới Việt - Lào đa số ở miền xuôi, lặn lội hàng trăm cây số lên đây để rồi gắn bó cả chục năm trời. Các thầy, cô không quản ngại khó khăn nâng cánh ước mơ cho học sinh vùng cao. Có giáo viên gác lại tình cảm gia đình, thậm chí đưa con nhỏ mới 1 tuổi lên ở cùng mẹ, cắm bản dạy học.

Gần 15 năm cắm bản dạy học nơi biên giới Lâm Thủy, cô giáo Nguyễn Thị Thanh, 38 tuổi, giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và trung học cơ sở Lâm Thủy thấu hiểu sự vất vả cũng như những đổi thay trong sự học nơi đây. Hơn một nửa thanh xuân của cô giáo miền xuôi đã gửi gắm trọn vẹn nơi miền ngược này.

15 năm trước, cô Thanh vượt đèo, lặn lội cả trăm cây số từ quê nhà huyện Quảng Trạch đến nhận công tác giảng dạy tại xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy. 5 năm sau, cô Thanh lập gia đình. Chồng cô làm ăn xa, thế là con gái tròn 1 tuổi theo mẹ lên biên giới cắm bản. Ban đầu, cô Thanh cũng muốn con mình ở đồng bằng, thành phố cho cháu có điều kiện học tập tốt hơn. Rồi hằng đêm, nơi miền biên giới vắng vẻ, cô Thanh nước mắt lăn dài vì nhớ con, thương con còn nhỏ đã phải xa mẹ. Muốn gần con nhưng tâm huyết của cô đã trót trao hết nơi biên giới này rồi. Thế là cô Thanh quyết định đưa con lên núi, vui buồn cùng mẹ.

Đã hơn 10 năm đứa con gái cùng cô Thanh sống nơi vùng cao Lâm Thủy, lớn lên trong sự yêu thương của các thầy, cô đồng nghiệp của mẹ. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh tâm sự, cứ mỗi dịp 20/11, cô có thêm nhiều kỷ niệm về tình cảm yêu thương của phụ huynh và học trò vùng cao. Cô Thanh nói, có lần mấy em học sinh gõ cửa phòng, cô mở cửa ra thì các em đưa cô mấy củ khoai mì rồi bẽn lẽn nói “em cho cô”.

“Trước đây các em cũng chưa biết đến ngày 20/11, nhưng những năm gần đây các em cũng hiểu được. Các em tặng thầy cô hoa, có thể không được hoa hồng như ở đồng bằng nhưng các em tặng cô những bó hoa rừng, hoa dại, có em cầm vài cái kẹo đưa đến tặng cô, chủ yếu tấm lòng của các em”, cô Thủy chia sẻ.

Cuộc sống của bà con xã biên giới Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy đang dần thay đổi tốt hơn, việc học hành của con em cũng được quan tâm hơn. Đường sá vào các bản đã được bê tông hóa, việc đi lại của thầy, cô cắm bản thuận lợi hơn. Thầy giáo Đặng Ngọc Tân, giáo viên phụ trách bán trú- nội trú trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Thủy tâm sự, đường sá tốt hơn là cơ hội để các thầy, các cô thường xuyên đến với các em học sinh ở bản làng xa xôi, cách trở. Nhưng vào mùa mưa này, nỗi lo lớn nhất của giáo viên cắm bản là sạt lở, ngập lụt chia cắt.

Đã tròn 12 năm, thầy giáo Tân xa vợ con nơi quê nhà lên giảng dạy ở miền núi Lâm Thủy. Những năm đầu vô cùng khó khăn từ việc đi lại, trường lớp thiếu thốn trăm bề. Ngày trước muốn dạy chữ phải trèo đèo lội suối để đến các bản làng, rồi ở lại dăm bữa nửa tháng dạy học cho các em. Năm đó, cũng gần đến dịp 20/11, thầy Tân cùng đồng nghiệp nhận nhiệm vụ tại bản Eo Bù - Chút Mút, nơi xa xôi hẻo lánh nhất của xã Lâm Thủy ngày ấy. Dù cách điểm trung tâm gần 17 cây số nhưng chỉ đi bộ băng rừng, lội qua hàng chục con suối dữ, mất cả ngày trời mới có thể vào đó được. Năm ấy trên đường vào Eo Bù- Chút Mút, các thầy gặp lúc mưa to, phải lội suối bị nước lũ cuốn đi mấy chục mét. May mắn các thầy bám vào bụi cây ven suối rồi mò mẫm vào bờ. Lúc thoát nạn vào tới bản, kể lại câu chuyện qua suối bị lũ cuốn, bà con ai nấy đều giật mình.

Còn để vào bản Bạch Đàn dạy học ngày đó, thầy cô phải lội qua 9 con suối. Vậy mà các cô giáo cắm bản, trên lưng mang ba lô hành lý, sách vở nặng, lại phải bì bõm lội, dò từng bước chân. Sợ nhất là khi qua những đoạn suối chảy xiết, nước chảy cuồn cuộn, đá cuội lởm chởm dưới đáy rất trơn, chỉ sơ sẩy là té ngã, hành lý thầy cô mang theo ướt hết.

Thầy giáo Đặng Ngọc Tân nhớ lại, ngày Nhà giáo năm ấy, các thầy, cô vào bản ở lại ăn cơm cùng bà con, phụ huynh, có người mang tới lon gạo, túi khoai, người tặng cây mía, vài trái ổi rừng gọi là quà 20/11 tặng thầy cô: “Từ 2011-2016 là quãng thời gian khá khó khăn trong dạy học, ví dụ thầy cô ở trung tâm muốn vào bản Bạch Đàn dạy học phải cõng trên vai đồ ăn, giáo án, đồ đạc khoảng 30kg rồi phải vượt 9 con suối, đường sá đi lại rất khó. Lúc đó bản thân xin lên đây công tác thì cũng bị nhiều người có câu chê bai, có người bảo có điên mới xin lên đó dạy, bởi lúc đó cả huyện không có ai tự nguyện xin đi lên đây”.

Dạy học ở bản làng biên giới đa số là các thầy, cô giáo nhà ở miền xuôi, vì bén duyên sự nghiệp “trồng người” nơi đây nên đã tình nguyện ở lại với bản làng, với các em học sinh Vân Kiều.

Thầy giáo Trương Như Thuần, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Lâm Thủy nói rằng, nghề dạy học ở biên giới mang lại cho thầy, cô những kỷ niệm khó quên và những cảm xúc chân thật mà không nơi nào có được. Đặc biệt, tình cảm của học trò Vân Kiều nơi đây rất mộc mạc, chân thành. Ngày Nhà giáo năm ngoái, thầy Thuần nhận được 3 nhánh hoa rừng của 1 em học sinh nơi biên giới. Đây là món quà đầu tiên thầy Thuần nhận được từ khi đến nhận công tác tại trường. Những nhánh hoa rừng đơn sơ nhưng thầy, cô cảm nhận được tình cảm của học trò. Thầy Thuần xúc động đến rơi nước mắt, không phải vì được các em tặng hoa mà vì các em đã biết yêu thương thầy cô, biết bày tỏ tình cảm trong Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Hiện nay, điều kiện dạy và học ở trường đã đầy đủ hơn, quan trọng nhất là phụ huynh nơi đây đã có ý thức chăm lo việc học cho con cái. Có lẽ, trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Lâm Thủy là ngôi trường duy nhất ở miền núi Quảng Bình không còn cảnh thầy, cô phải vào tận nhà vận động học sinh đến trường. Hệ thống thông tin liên lạc đã có, đường sá thuận lợi hơn giúp thầy cô, phụ huynh trao đổi với nhau dễ dàng hơn để quản lý các em.

Thầy giáo Trương Như Thuần cho biết thêm, nhà trường tiếp tục huy động nhiều nguồn lực, kết nối các tổ chức, cá nhân hảo tâm để chăm lo cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt hơn, được ăn những bữa cơm ngon hơn, khuyến khích các em đến trường đều đặn hơn.

“Cán bộ, giáo viên và nhân viên lên công tác tại miền núi đem theo con cái lên đây học hành, theo bố hoặc theo mẹ và nuôi dưỡng các cháu tại trường. Hầu như tất cả những sức lực và trí tuệ của thầy cô nơi đây đều dành cho việc dạy dỗ và nuôi dưỡng các em học sinh”, thầy Thuần nói.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
43
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 15 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • 部落别嚣张破解版下载
  • 吃什么降低胆固醇 什么食物降低胆固醇
  • 得了甲沟炎还可以跑步吗 怎么根治甲沟炎
  • 水果为什么会变烂 水果变烂了还能吃吗
  • 602传奇霸业官方下载
  • 香蕉可以煮熟吃吗 熟吃利于排便,去除寒气
  • 春季喝什么汤能够预防感冒 哪些食物可以预防感冒
  • 怎么按压穴位能瘦腰 腹部呼吸法怎么瘦腰
  • 九游山海搜神之极速狂飙游戏下载
  • 葛根粉的功效与作用有哪些 美容养颜增强免疫保护心脑血管
  • 相关文章
    热门点击
  • 光之荣耀内购破解版下载
  • 皮蛋会坏吗 皮蛋会过期吗
  • 眼镜老是往下滑怎么办 眼镜一直往下掉怎么办
  • 芦荟胶会堵塞毛孔吗 芦荟胶会不会堵塞毛孔
  • 生煎三国志果盘版下载
  • 练太极拳可以减肥吗 练太极拳减肥要注意什么
  • 火龙果的皮能吃吗 火龙果有什么功效
  • 花生的功效与作用 抗衰老提高记忆力润肺和胃补脾
  • 神奇进化岛手机版官方
  • 西医如何治疗结肠癌 结肠癌需要做哪些化验检查
  • 标签云
    百度洪荒之力手游下载  水中毒症状 水中毒是怎么回事?  夏天房间怎么降温 夏天房间里热怎么降温  美瞳有防水功能吗 游泳的时候戴美瞳好吗  战争的智慧手机版官方下载  深秋怎么养肝护肝 秋季怎么养肝  内分泌失调吃什么好呢 哪些食物有助于内分泌调理  开水烫伤怎么处理 开水烫伤起泡怎么处理  乱斗西游腾讯版qq登录版下载  柚子什么人不能吃 体质虚寒,肝功能不全,服药  桑叶枕头治失眠吗 桑叶枕头婴儿可以用吗  查过敏原抽哪里的血?查过敏原麻烦吗  歌之王子殿下闪耀live手游下载  白百何左腿伤自嘲 摔伤腿肿了怎么办?  学游泳耳朵进水怎么办 游泳时耳朵进水怎么办  间质性膀胱炎吃什么药?间质性膀胱炎的症状  全民三国大战破解版下载  睡前做什么可促进睡眠 深睡眠对人体有什么好处  用醋洗脚有什么好处 用醋洗脚有哪些作用  献血有什么好处 献血后要注意什么  赤月屠龙变态版满v版下载  核桃的功效与作用 温肺定喘,润肠通便,美白补肾  鱼油有什么功效和作用 正确服用鱼油方法  自来水氟超标对人体的危害 自来水氟超标有谁来承担责任  亡者传奇手游官方下载  新鲜天麻为什么要焯水 新鲜天麻怎么晒干  哪些中药是用动物粪便做的?动物粪便制的中药  睡前吃石榴影响睡眠吗 吃石榴注意什么  亡者传奇手游破解版下载  为什么会得甲亢 甲亢会引起脱发吗  西芹和芹菜哪个降压好 喝芹菜汁有哪些好处  乳腺增生患者吃什么好 少吃红肉能预防乳腺癌吗  37版乱斗西游2下载  眼疲劳多吃枸杞 身体各部位累了吃什么好  如何判断阳痿 阳痿的判断依据是什么  春节返程全国多地火车站出站要求来了 火车站出站要核酸检测证明吗  帕帕岛物语游戏手机下载  晕车怎么缓解 贴生姜橘子皮,涂风油精,掐内关穴,吃药  如何正确喝牛奶 喝牛奶要避免哪些误区  食用黄豆有哪些功效与作用 黄豆不宜与哪些食物同食 
    高蹈远举网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |