专业原创句子网站!

当前位置:首页>综合 > 本文内容

Tin tức mới nhất Covid

发布时间:2024-10-23 16:15:26<源自:高蹈远举网作者:fjhn

Đến tuần này số ca tử vong vẫn ở mức trung bình là 240 ca/ngày trong số hơn 15.000 ca mắc mới mỗi ngày và nâng tổng số ca tử vong tích lũy từ đầu mùa dịch lên hơn 29.000 ca và đứng thứ 9 trong 49 nước châu Á. Nếu số F0 tiếp tục gia tăng trong những ngày tới,ứcmớinhấ số ca tử vong có thể lên tới 300 ca mỗi ngày.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra yêu cầu là giảm số ca tử vong thông qua nhiều giải pháp. Vậy để giảm số ca tăng nặng và tử vong thì cần có những giải pháp khả thi và cụ thể như thế nào? PV VOV trao đổi với GS-TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng - Tiểu ban điều trị bệnh nhân Covid-19 quốc gia, Chủ tịch Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam về vấn đề này.

PV: Thưa giáo sư, trong những ngày gần đây số ca mắc mới trong cả nước liên tục tăng, trong đó Hà Nội lập kỷ lục về số ca mắc mới trong cộng đồng. Trong khi biến chủng Omicron đang lây lan rộng khắp có khiến ông nghĩ đến kịch bản một định đợt dịch mới sẽ trở lại, lập đỉnh về số ca mắc và tử vong như giai đoạn quý 3 vừa qua không thưa ông?

GS-TS Nguyễn Gia Bình: Từ tháng 12/2019 cho tới nay đã 2 năm Việt Nam trải qua nhiều làn sóng dịch khác nhau. Hiện chúng ta có những thuận lợi và có những cái chưa thuận lợi. Thuận lợi là chúng ta đã có vaccine là một “vũ khí” bảo vệ bất kể biến chủng nào cũng có tác dụng nhiều hay ít. Cái không thuận lợi là virus có cấu tạo rất đơn giản. Nó có thể tự đột biến dễ dàng. Nay chúng ta còn đang đối phó với Omicron, ngày mai lại còn nhiều biến chủng khác nữa.

Nếu nhìn thấy số lượng người đã được tiêm vaccine, chúng ta có thể yên tâm song thời gian thực tế vừa qua, chúng tôi mới phát hiện ra còn một số cái chúng ta chưa ổn chút nào.

Thứ nhất là những người lớn tuổi, những người bệnh chẳng hạn. Chúng ta nghĩ rất đơn giản các cụ già rồi có đi đâu mà sợ lây. Nhưng ngược lại, mọi người không nghĩ rằng chính chúng ta, con cháu mang về cho các cụ chứ không phải các cụ tự sinh ra được.

Thứ hai, khi các cụ mà có các bệnh nền, yếu hoặc có người tai biến nằm một chỗ… chúng ta rất ngại đưa đi các trạm y tế để tiêm phòng và ngược lại các trạm y tế, các phường hiện nay thấy các cụ bệnh nặng đấy thì khuyến cáo phải đưa vào bệnh viện. Tuy nhiên, hỏi đến viện nào thì lại chẳng biết, chẳng tư vấn được cho người dân.

Như thế cho thấy sự phối kết hợp của chúng ta còn chưa chặt chẽ, chưa có kế hoạch kết nối tỉ mỉ chi tiết. Cái này chúng ta chưa làm được. Có nhiều lý do, trong đó có một lý do là quá nhiều việc. Trạm y tế phường chỉ có vài ba nhân viên để xử lý số lượng hàng vạn người dân thì rõ ràng là người ta quá nhiều việc, họ không thể làm được. Việc mà chúng ta có thể làm là huy động các lực lượng xã hội, bởi trong xã hội chúng ta có rất nhiều người có chuyên môn, những người về hưu, những người tình nguyện, kể cả những tổ chức tôn giáo, họ sẵn sàng tham gia vào.

Ngoài ra cần nghiêm túc tuân thủ không tập trung đông người, dù có tiêm vaccine hết rồi vì khi tiêm vaccine, 80% người mắc là ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng. Thế nhưng điều nguy hiểm là gì chúng ta trở thành người mang chủng và có thể lây lan cho người khác. Vì thế, mỗi một chúng ta phải cực kỳ nghiêm túc và tự nghiêm khắc với bản thân mình.

Khi đã giảm được số lượng mắc thì mới có điều kiện để phân loại. Hiện nay đã có các tiêu chí của Bộ Y tế nhưng đó chỉ là các tiêu chí chung nhất thôi. Còn cụ thể từng trường hợp có nên đưa đi cách ly tập trung không thì phải phụ thuộc vào các cán bộ y tế tại chỗ, đó là các cán bộ y tế phường. Song, với điều kiện hiện nay người ta quá nhiều việc, lực lượng rất mỏng và không phải lúc nào cũng phải điều trị các bệnh nhân.

Sự lo lắng quá khiến chúng ta lại tập trung tất cả những người mắc vào các khu cách ly thì nguy cơ lại diễn lại kịch bản giống như TP.HCM mấy tháng trước. Chúng ta đưa người đi cách ly có thể cắt được nguồn lây, nhưng chúng ta không có đủ người, đủ nguồn lực, thuốc men xét nghiệm để điều trị những người bệnh nền, cho nên nhiều khi tại Việt Nam không phải chết chỉ vì Covid-19 mà chết vì bệnh nền, như tăng huyết áp, đái tháo đường…

Ở nhà, các cụ yếu chúng ta còn phải dỗ các cụ ăn, uống thuốc, thì đưa vào cách ly chúng ta không làm được điều đó. Ngoài ra, tinh thần cực kỳ suy sụp. Bình thường những người lớn tuổi đã khó ngủ dù thay đổi cái giường. Bây giờ chúng ta lại đưa vào cách ly kể cả khách sạn 5 sao, người ta cũng không ngủ được và tinh thần suy sụp, không ăn, không uống được. Kết hợp tất cả gây ra bệnh nhân bị nặng và tử vong.

Muốn giảm được tỷ lệ mắc Covid-19, chúng ta phải tiêm vaccine, đặc biệt những người già, người có bệnh nền phải tiêm vét bằng được. Đương nhiên, nhiều ca mắc, nhiều bệnh nhân nặng lên bao nhiêu sẽ gây áp lực cho các bệnh viện bấy nhiêu.

Hệ thống y tế của chúng ta mong manh lắm. Ví dụ như Hà Nội trước khi có dịch 8 triệu dân có 300 máy thở trong khi nước Đức cứ mỗi 1 triệu dân đã có 300 giường hồi sức rồi mà khi dịch xảy ra người ta còn vỡ trận. Cho nên chúng ta đừng tạo áp lực cho các bệnh viện.

Khi các bệnh viện không chịu được áp lực thì lại quay lại kịch bản của TP.HCM phải tận dụng các ký túc xá, khu chung cư, nhà kho để tạm gọi là bệnh viện dã chiến, nhưng thực ra là bệnh viện 3 không: không đủ nhân viên y tế, không thuốc men, không được chăm sóc.

Vậy điều trị tại nhà hay điều trị tại cộng đồng. Đó là việc phải cá thể hóa, cụ thể hóa cho từng người dân một, từng người bệnh một. Mỗi ngày phải cập nhật ít nhất 3 - 4 lần các thông tin của người dân để nắm được đến giai đoạn nào có thể nhà, giai đoạn nào phải đưa vào viện. Như thế sẽ giảm bớt được số lượng bệnh nhân nặng, giảm bớt áp lực cho các bệnh viện.

Mặt khác nữa là còn liên quan đến các cấp chính quyền. Mặc dù các cấp chính quyền đã quan tâm y tế nhưng hiện nay dù là thuốc men, dụng cụ bảo hộ… đều rất thiếu. Nơi nào chính quyền thực sự quan tâm, sâu sát, chỉ đạo quyết liệt, nơi đó sẽ làm tốt. Ví dụ như Đà Nẵng, Nghệ An, nhưng ngược lại một số chính quyền hiện nay cũng chưa quyết liệt cho nên cứ vào việc là bắt đầu thiếu đủ thứ.

PV: Ông có phân tích gì thêm về tình trạng quá tải cũng như số ca tử vong còn cao ở TP.HCM khi thành phố vừa trải qua đợt dịch khốc liệt vừa qua, thưa ông?

GS-TS Nguyễn Gia Bình:Như tôi đã nói, quan trọng nhất vẫn là tiêm vaccine. Mặc dù hàng trăm triệu liều vaccine được tiêm có một vài trường hợp phản ứng mạnh, thậm chí tử vong nhưng đừng vì thế mà chúng ta ngần ngại. Tiêm vaccine loại nào cũng được. Vaccine khi đã được phê duyệt rồi đều sinh ra kháng thể dù ít hay nhiều và nếu chúng ta có mắc bệnh, tỷ lệ nặng sẽ ít đi. Ví dụ khi chưa có vaccine, bệnh nhân nặng khoảng 20% thì bây giờ là dưới 10%, giảm áp lực rất lớn cho các nhân viên y tế và cơ sở hạ tầng y tế.

Việc cứu chữa các bệnh nhân nặng cực kỳ vất vả. Phải có con người, có nhiều máy móc, phương tiện và muốn sử dụng được thì những người đó phải làm việc trong nhiều năm, có kinh nghiệm mới, đặc biệt đối với bệnh học mới biết làm sao, khi nào sử dụng máy móc gì, phương tiện điều khiển ra làm sao có thể trợ giúp cho con người. Ví như người chưa biết lái xe và giao cho chiếc xe đua chạy ra đường đua công thức 1, thì chắc chắn không chết cũng tai nạn.

Câu chuyện không phải là chúng ta có tiền hay thiếu tiền, có máy hay không có máy mà vấn đề là cần ít số người nặng nhất. Muốn thế phải ít số người mắc và như thế chúng ta phải đồng lòng với Chính phủ tiêm vaccine, thực hiện 5K, tuân thủ và đặc biệt phải nghiêm khắc với bản thân mình.

Nghị quyết 128 của Chính phủ là đúng đắn tuy nhiên vận dụng thế nào là phụ thuộc ở mỗi địa phương. Chính quyền địa phương quyết liệt như Đà Nẵng, mặc dù vừa qua số bệnh nhân mắc không ít nhưng số lượng bệnh nhân nặng cực ít và hầu như không có tử vong. Trong khi một số nơi như An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cà Mau hiện nay đang bung bét vì không làm được điều đó. Nghị quyết 128 họ để đó, có những xã hàng trăm các cụ chưa được tiêm vaccine…

Chính phủ không sai mà các tỉnh có làm hay không, có quyết liệt hay không, có thực hiện tiêm vét hết cho người già, người bệnh nền hay không… Nếu chính quyền quyết liệt mà có thêm sự đồng thuận của người dân nữa chắc chắn sẽ chiến thắng.

PV: Trong suốt 2 năm qua thì ông đã cùng các đồng nghiệp thực hiện hàng trăm cuộc hội chẩn trực tuyến bất kể ngày đêm để cứu chữa cho bệnh nhân nặng nguy kịch trong cả nước. Đến thời điểm hiện tại, theo giáo sư, chúng ta đang có những kinh nghiệm nào để có thể kiểm soát, giảm nhẹ được tình trạng cho bệnh nhân để hạn chế biến chứng cũng như là trở nặng ở người bệnh?

GS-TS Nguyễn Gia Bình:Trong đợt dịch Covid-19 này, thế giới rất đoàn kết. Tất cả các thông tin về dịch đều được chia sẻ. Nhiều hội thảo khoa học với các quốc gia trên thế giới đều chỉ rõ, chúng ta sẽ không hạn chế được số lượng người mắc. Vì chúng ta không thể đóng cửa được bởi đóng cửa là sẽ chết đói. Thế giới đâu cũng vậy, nhưng người ta rất quan tâm đến giảm số lượng người bệnh nặng. Vì thế, một là phải vaccine; Hai là ý thức tuân thủ khuyến cáo của mỗi cá nhân; Ba là điều trị tại nhà, tại cộng đồng.

Ví dụ, nhà có 6-7 người trong cùng diện tích 20m2, không thể nào có chỗ cách ly thì mới đưa những người đó đến khu cách ly tập trung, còn hiện nay có nhiều gia đình có phòng riêng, đủ điều kiện thì không nên. Cứ mở cửa sổ ra, cho ánh nắng vào, virus sẽ bị đẩy lùi đi. Không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá sợ hãi, nhìn thấy cạnh nhà có người F0 là hắt hủi.

Phải khẳng định là không giảm được số mắc đâu, thế giới cũng như vậy vì các biến chủng biến đổi tốc độ rất nhanh chóng thì tỷ lệ lây nhiễm càng nhiều. Điều mình có thể kiểm soát được là giảm tình trạng bệnh nhân nặng như các biện pháp như tôi vừa nói ở trên.

PV:  Vâng, xin cám ơn ông!./.

欢迎分享转载→ Tin tức mới nhất Covid

© 2018-2020 - 高蹈远举网-版权所有 备案号:

高蹈远举网网站主要提供经典励志的好句子分享,文章句子段落来源网络整理和网友提供,如有侵权,请联系删除。