您当前的位置:首页 > 娱乐

Quản lý dịch vụ internet Thực thi pháp luật nhưng tránh bảo hộ ngược

发布时间:2024-10-23 06:17:42

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý,ảnlýdịchvụinternetThựcthiphápluậtnhưngtránhbảohộngượ cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, dự thảo đề xuất bổ sung một số nội dung như: bổ sung quy định xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam; quy định tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia khi có yêu cầu của Bộ TT&TT.

Bổ sung quy định khóa tài khoản trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung. Bổ sung biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ internet đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật; bổ sung quy định về quản lý livestream; bổ sung quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng mạng xã hội…

Gia tăng chi phí tuân thủ

Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước có độ phủ internet cao, khoảng 70% dân số Việt Nam sử dụng internet. Các hành vi tiêu cực khi xảy ra trên môi trường internet có sức lan truyền nhanh và gây hậu quả tương ứng mức độ lan truyền, vì thế nên cần có cơ chế kiểm soát. Song, vấn đề quản lý như thế nào? Mức độ quản lý ra sao để vừa tạo ra môi trường mạng văn minh nhưng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế số.

Theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), dự thảo đặt ra các nghĩa vụ mới đối với doanh nghiệp viễn thông, cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam như giám sát, thu thập, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật trên hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng của doanh nghiệp; ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung trên mạng vi phạm pháp luật chậm nhất không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Bộ TT&TT; báo cáo ngay cho bộ bằng văn bản, điện thoại hoặc thư điện tử chậm nhất là 24 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc nhận được phản ánh, khiếu nại từ người dùng…

Theo ông Đồng, quy định như vậy tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông, cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Làm gia tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp Việt Nam do phải bố trí nhân sự chịu trách nhiệm giám sát, thu thập, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật trên hạ tầng kĩ thuật của mình; phải thiết kế quy trình nhận phản ánh, khiếu nại của người dùng về nội dung vi phạm pháp luật; phải thực hiện đăng kí lại hợp đồng mẫu cung cấp dịch vụ truy nhập internet…

Mặt khác, việc chủ động phát hiện và xác định nội dung vi phạm pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư thêm nguồn lực để thực thi nghĩa vụ.

“Doanh nghiệp không có nghiệp vụ của cơ quan tư pháp để xác định thông tin nào là loại thông tin vi phạm pháp luật, cũng chẳng phải cơ quan điều tra để giám sát, thu thập bằng chứng về thông tin vi phạm pháp luật. Vì thế yêu cầu khi tự phát hiện sai phạm hoặc nhận được phản ánh của người dùng mà báo cáo ngay trong 24h cho Bộ là khó khả thi”, ông Đồng nêu ý kiến.

Thêm vào đó, các yêu cầu tạm khoá, khoá vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung, chặn và gỡ bỏ ứng dụng là quá nhiều và không khả thi về mặt vận hành.

“Dự thảo quy định cụ thể một số mốc thời gian thực hiện ngắn trong 3 giờ hoặc 24 giờ đối với các yêu cầu gỡ bỏ nội dung của cơ quan quản lý, xóa ứng dụng, hạn chế đối với các dịch vụ tạo doanh thu, yêu cầu đối với các nền tảng xuyên biên giới phải có bộ phận chuyên trách xử lý các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam… là không thực tế và thiếu khả thi”, ông Đồng nhận định.

Lo ngại tình trạng “bảo hộ ngược”

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), công nghiệp nội dung số thời gian qua phát triển nhanh, cho ra đời nhiều sản phẩm được yêu thích, có khả năng xuất khẩu. Khi phát triển quá nhanh và mới thì cũng cần có quy định pháp luật để đảm bảo các đơn vị, tổ chức làm ăn chân chính càng có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, do nền tảng internet có khả năng tác động đến mọi mặt cuộc sống, do đó cần cân nhắc kỹ, tránh tình trạng “bảo hộ ngược”.

“Các quy định cần đề ra theo hướng cân bằng, vừa đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước, vừa đảm bảo ngành công nghiệp số phát triển. Một số quy định đặt ra có nguy cơ dẫn đến “bảo hộ ngược”, tạo gánh nặng về chí phí tuân thủ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đặt trụ sở tại Việt Nam, trong khi chưa thể quản lý được các doanh nghiệp xuyên biên giới”, ông Tuấn nêu ý kiến.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã phản ánh với Bộ TT&TT về thực trạng lĩnh vực nội dung số đang có tình trạng “bảo hộ ngược” do các doanh nghiệp trong nước chịu nhiều sự quản lý, kiểm duyệt về nội dung, điều kiện kinh doanh và phải trả các loại thuế phí khác nhau… Trong khi các doanh nghiệp nội dung số nước ngoài hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam thì không bị ảnh hưởng bởi kiểm duyệt nội dung hay trả bất kỳ loại thuế, phí nào.

Nhiều chuyên gia cho rằng đã có kinh nghiệm trong quá khứ khi chưa quản được thì cấm. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn, dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp trong nước phải ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp, gây hiệu ứng không tốt cho kinh tế Việt Nam.

“Cần có những quy định chế tài nghiêm minh, công khai, minh bạch mới giúp cho không gian mạng xã hội, môi trường internet của Việt Nam văn minh và trong sạch hơn là cần thiết. Song, bản chất của internet là không biên giới. Nếu quy định chưa thực tế sẽ tiềm ẩn nguy cơ cô lập Việt Nam khỏi cuộc xu hướng internet mở toàn cầu. Nên chăng, cơ quan nhà nước có thể thử nghiệm một số nội dung để phù hợp với thị trường Việt Nam”, ông Đồng đề xuất.

Theo giới chuyên gia, Việt Nam cần tập trung kiểm soát ở một số ngành kinh doanh công nghệ như: giải trí số (nhạc, phim, video); trò chơi trên mạng (game); dịch vụ mạng xã hội, dịch vụ thông tin, xuất bản phẩm…; trong đó, cần có công cụ để xử lý tập trung những vấn đề trên mạng xã hội như tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc, lệch chuẩn, thông tin tác động xấu đến cá nhân và chống phá Nhà nước.

Ngoài ra, xây dựng kỹ năng số cho người dùng internet và đào tạo kỹ năng số cho học sinh trong các chương trình phổ thông; kết hợp các giải pháp pháp lý và công nghệ để khắc phục những bất cập trong quá trình thực thi như: Phân loại nội dung theo độ tuổi, theo tiêu chuẩn cộng đồng, xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề trong khuôn khổ liên quốc gia bởi mạng internet là không gian không biên giới…

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
2949
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 26318 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • 战争纪事手游官方下载
  • 桃花运测试2020年您可可犯桃花劫
  • 郑州平稳的婚姻挽回机构可疑吗
  • 挽回女同伙是该讲甚么(女同伙若何挽回 讲甚么)
  • 愤怒机器人vr游戏下载
  • 爱情是可以也许筹划吗,筹划是若何找女友讲爱情的
  • 同天恋 热战 三天没有接洽
  • 深圳灵兮热忱公司挽回率下吗
  • 飘渺三界ol手游下载
  • 保爱情感挽回机构是真的吗
  • 相关文章
    热门点击
  • 建立王国就要从零开始破解版下载
  • 离婚对圆好异意若何办(念离婚对圆好异意若何办)
  • 挽留男同伙他没有理(挽回中他没有自动接洽我)
  • 甚么样的女人值得挽回(甚么样的外子值得挽回)
  • 维纳斯乱斗中文版下载
  • 夫妻热忱一旦有了裂痕很易建复,覆水易支,破镜易圆,您若何看?(婚姻连开,找甚么仄台可以也许副手我建复热忱)
  • 外子给女人时机挽回(若何识别男逝世给您的挽回时机)
  • 挽回热忱的公司靠谱么
  • 另类女孩vr破解中文版下载
  • 甚么样的女逝世易脱单,甚么样的女逝世最易脱单
  • 标签云
    如果八神奄与不知火舞的世界手游官方  郑州平稳的婚姻挽回机构可疑吗  若何问女逝世要照片,问女逝世要照片套路是甚么  甚么样的热忱没有要挽回(甚么样的热忱值得挽回)  soul hunters手机版下载  射足女战狮子男,狮子男对那两个星座女出有抵当力  抓住爱情的尾巴,没有好没有雅调查对圆的暗恋外形  型男爱情挽回能退款没有  银河传说时空舰队破解版下载  射足女战狮子男,狮子男对那两个星座女出有抵当力  分足后若何往挽回,分足后若何细确挽回  当巨蟹男碰着巨蟹女热忱趋背会若何  跳舞的线远古版1.0.0下载  挽回热忱机构有出有挽回的  热忱挽回机构触及刑事背法吗  分足挽回梦散热忱帮您挽回好  神龙部落2中文版下载  属猴黑羊座战属狗单鱼座爱情运势阐收会恩爱吗  暧昧时女逝世应注重的成就,10面暧昧期最让女逝世心动的暗示  甚么样的女人值得挽回(甚么样的外子值得挽回)  使命召唤ol助手app下载  暗示自身要离婚的图片(是正在暗示您念要离婚)  一样深刻一样深刻能讲会讲却正在敬爱者里前结巴的星座  正在婚姻挽回进程中,若何挽回老婆?  小米游戏宝贝星球下载  报了个热忱挽回机构诈骗套路  男同伙没有正在 心田没有急躁  十两星座最为班配的夫妻配对(12星座最开适的夫妻配对)  7k7k梦幻恋舞免费下载  得恋挽回热忱师有效吗  念要两次接纳,便要收略若何操做热冻?  讲甚么能让女同伙挽留  ex0橙光游戏之暴走千金免费版下载  泡教网挽回爱情有效吗  热忱挽回公司的正轨开同  喂狗热忱挽回机构是真的吗  小米游戏口袋联盟下载  相处暂了,正在对圆里前大年夜大年夜圆放屁的星座配对  挽留老公的话(挽回老公热忱的句子)  夫妻热忱一旦有了裂痕很易建复,覆水易支,破镜易圆,您若何看?(婚姻连开,找甚么仄台可以也许副手我建复热忱) 
    高蹈远举网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |